Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

VAI TRÒ CỦA PHỤ HUYNH TRONG GIÁO DỤC CON TRẺ

Con đường học vấn của một đứa trẻ bắt đầu tại nhà. Các bậc cha mẹ là những giáo viên đầu tiên và đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng tính cách của trẻ. Sự giáo dục cân bằng giữa nhà trường và gia đình giúp hình thành nên thói quen học tập thực tế của trẻ.
Điều này không thể hiện qua địa vị trong xã hội của phụ huynh và cũng không phải phụ thuộc vào danh tiếng của ngôi trường mà con bạn đang theo học. Yếu tố quyết định sự thành công của một đứa trẻ nằm ở việc phụ huynh khuyến khích các bé học tập tại nhà và quan tâm nhiều đến việc học của con cái.
Con đường học vấn của trẻ bắt đầu tại nhà! Cha mẹ là những giáo viên đầu tiên và đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng tính cách của trẻ. Sự giáo dục cân bằng giữa nhà trường và gia đình giúp hình thành nên thói quen học tập thực tế của trẻ. Các bậc cha mẹ hãy trở thành những người đồng hành và luôn truyền cảm hứng tích cực cho trẻ trong học tập bằng sự khích lệ không ngừng.
Vai trò của phụ huynh không chỉ dừng lại tại nhà, mà còn qua việc tham gia và gắn kết vào các hoạt động trong lớp. Khi bố mẹ quan tâm đến quá trình học tập tại trường của trẻ, trẻ không chỉ nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ gia đình, kèm theo các kiến thức để có thể hoàn thành tốt bài tập về nhà, mà còn xây dựng lên được niềm đam mê và thích thú trong việc học tập dài hạn.
Sự gắn kết của các bậc phụ huynh là gì?
Theo các chuyên gia, định nghĩa về sự gắn kết của phụ huynh chính là việc chia sẻ trách nhiệm với giáo viên, giúp trẻ học tập và đạt được những thành tựu trong việc học. Sự kết hợp và tương tác của phụ huynh khi phụ huynh cùng tham gia họp và các sự kiện của trường hay các hoạt động tình nguyện hỗ trợ con các hoạt động ở trường. Bằng cách này, phụ huynh, trẻ và nhà trường cùng tạo sự cam kết. Các bậc phụ huynh cam kết ưu tiên các mục tiêu trong học tập của con trẻ, các giáo viên cam kết lăng nghe và tạo điều kiện để cùng kết hợp với phụ huynh.
Sự kết hợp và tương tác của phụ huynh dành cho con hoàn toàn khác biệt so với sự tham gia của phụ huynh trong các hoạt động của trường, mặc dù cả hai đều hữu ích. Sự tham gia của phụ huynh trong các hoạt động của trường là khi các bậc phụ huynh tham gia vào các hoạt động hay sự kiện tại trường, và giáo viên cung cấp các tài liệu học tập hoặc các thông tin về lớp học của trẻ. Trong khi đó, việc gắn kết và tương tác của phụ huynh với nhà trường thúc đẩy việc giáo viên chịu trách nhiệm đưa ra các mục tiêu học tập. Giáo viên liên kết với phụ huynh không giống như một đối tác, mà là một cố vấn hướng dẫn các bậc phụ huynh, giúp phụ huynh có thể hỗ trợ tốt cho quá trình học của con mình.
Tại sao sự kết hợp và tương tác của các bậc phụ huynh đóng vai trò quan trọng?
Sự tham gia, cũng như sự kết hợp và tương tác của các bậc phụ huynh vào nền giáo dục hiện tại là vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết, bởi vì nó đang bị suy giảm. Vào năm 2016, các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ các bậc phụ huynh tin vào những trao đổi trực tiếp, hiệu quả giữa phụ huynh và giáo viên đã sụt giảm.
Phụ huynh hiện đại ngày nay, thích các phương thức trao đổi từ xa thông qua cổng thông tin trực tuyến, và họ hiếm khi tham gia các buổi họp giữa phụ huynh và giáo viên, cũng như các hoạt động khác tại trường. Sự thay đổi đột ngột này rất đáng quan tâm, bởi vì ý nghĩa của sự kết hợp và tương tác của các bậc phụ huynh dần mất đi.
5 cách mà Phụ huynh có thể áp dụng trong việc hỗ trợ con cái học tập
Hãy trở thành một tấm gương cho con
Trẻ em sẽ dễ dàng được truyền cảm hứng bởi những gì bố mẹ chúng làm. Vì thế, bố mẹ hãy trở thành một tấm gương / hình mẫu lý tưởng trong quá trình học tập của con. Bố mẹ là người thầy đầu tiên, hãy cùng con học những điều căn bản đầu tiên tại nhà. Hãy cho bọn trẻ thấy được việc đi học sẽ thú vị và đầy ý nghĩa như thế nào nếu chúng nỗ lực hết mình. Hãy truyền cảm hứng cho chúng, nhắc nhở và hướng dẫn tận tình, để trẻ tìm hiểu các yếu tố mới lạ trong và ngoài trường học.
Nói chuyện cùng con
Dành đủ thời gian mỗi ngày để nói chuyện với con, ngay cả khi bạn rất bận rộn. Hãy tìm ra các vấn đề mà con quan tâm, hoặc nghi ngờ, lo lắng của con về bất kì điều gì xảy ra trong và ngoài trường học. Hãy chắc chắn rằng con không có các mối bận tâm hoặc những điều đáng sợ nào, hỗ trợ về mặt tinh thần cho các vấn đề mà con trẻ đang đối mặt.
Tạo một bầu không khí dễ chịu
Bố mẹ nên đảm bảo rằng con mình được cung cấp một bầu không khí yên bình và dễ chịu ở nhà. Tránh thảo luận về các vấn đề gia đình khi có con trẻ hiện diện và không nên tạo ra một không khí hỗn độn ở nhà với những cuộc cãi vã không cần thiết. Cả bố lẫn mẹ cần phải biết được tầm quan trọng của môi trường học tập của con và cung cấp cho con sự hỗ trợ đầy đủ về mặt tinh thần.
Giúp con làm bài tập về nhà
Hỗ trợ nhiệt tình cho con trong việc học sẽ giúp nâng cao tinh thần học tập của chúng. Hãy cho con trẻ thấy bằng những cử chỉ nhỏ như giúp chúng làm bài tập về nhà, hoặc cùng con thực hiện các dự án. Tuy nhiên, không nên hướng dẫn tất cả mọi bài học mà để trẻ vừa chơi vừa học vừa khám phá.
Trở thành một người bạn tốt
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy trở thành một người bạn tốt của con. Tạo điều kiện cho con chia sẻ bất cứ điều gì mà con đang nghĩ và bày tỏ cảm xúc thật của con. Hãy cho con tin tưởng rằng bạn sẽ luôn đứng bên con và giúp đỡ con, dù cho có bất kỳ chuyện gì xảy ra. Điều này sẽ giúp con trở nên tự tin hơn, phát triển vượt trội và hoạt động tốt hơn trong học tập và trong các hoạt động khác của trường.

THƯ GIỚI THIỆU

Kính gửi các bậc phụ huynh và người giám hộ của các cháu học sinh 9A2
Tên tôi là Nguyễn Hữu Tài, tôi sẽ là giáo viên chủ nhiệm và đồng thời là giáo viên bộ môn Tiếng Anh của con trong năm học sắp tới!
Tôi cùng toàn thể hội đồng nhà trường vô cùng vui mừng được đón chào toàn thể các em học sinh quay trở lại trường THCS Ngô Mây để cùng nhau sát cánh, đặt ra những kỳ vọng mới và cùng nhau theo đuổi những mục tiêu tốt đẹp cho một năm học tràn đầy khát khao.
Tôi xin tự giới thiệu về trình độ học vấn của bản thân như sau:
- Tốt nghiệp đại học sư phạm Tiếng Anh năm 2003 tại Đại Học Quy Nhơn.
- TKT Cambridge phương pháp kiểm tra đánh giá bộ môn Tiếng Anh.
- TESOL Phương pháp giảng dạy Tiếng Anh của Úc. (Được công nhận 80 quốc gia trên thế giới)
- Nghiên cứu sinh chuyên ngành quản lý giáo dục.
Triết lý giáo dục của tôi là:
- Mỗi em học sinh 9A2 mang theo một loại trí thông minh bước vào lớp của tôi, và nhiệm vụ quan trọng nhất của tôi là khám phá và tạo mọi điều kiện để chúng phát triển khả năng đặc biệt ấy của mình.
- Tôi là một giáo viên truyền cảm hứng và động lực cho học sinh của mình trở thành những người tốt và biết quan tâm đến mọi người.
- Học sinh lớp 9A2 sẽ học tập một cách hiệu quả nhất khi chúng ở trong một môi trường học tập tích cực, nơi mà chúng cảm thấy mình được chào đón, thoải mái và an toàn với bạn bè và giáo viên.
- Duy trì một lớp học thân thiện và tích cực để khiến trường học là nơi ngập tràn niềm vui.
- Học sinh lớp 9A2 có khả năng: quan sát, phân tích, đúc kết sau mỗi hoạt động trải nghiệm.
- Thất bại là một sự lựa chọn, lỗi lầm là một phần quý giá của quá trình học tập.
- Tôi thực hiện, bạn thực hiện, chúng ta cùng thực hiện.
- Giáo dục là vũ khí mạnh nhất bạn có thể dùng để thay đổi thế giới.
Kế hoạch của tôi trong việc hỗ trợ học sinh 9A2 trong năm học 2020-2021 như sau:
- Giúp các con yêu trường, yêu thầy cô giáo và bạn học.
- Giúp các con có thói quen học và tự học.
- Giúp các con có khả năng: Quan sát, phân tích và đúc kết.
- Giúp các con trở thành người có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
- Giúp các cháu có thể vào học trường công lập bằng chính sự nỗ lực của bản thân.
Để tôi thực hiện được kế hoạch trên, chắc chắn bản thân rất cần sự hỗ trợ từ phía gia đình:
- Cháu cần có sự quan tâm, yêu thương của ba mẹ.
- Cháu cần một góc học tập thực sự.
- Cháu cần có thói quen đọc sách.
- Cháu cần được hỗ trợ đầy đủ dụng cụ học tập, đặc biệt công nghệ thông tin để trao đổi, tương tác bài vở với thầy cô và bạn bè, để có thể tra cứu thông tin học thuật trên internet,…..
Nếu các cháu được sự quan tâm và hỗ trợ đúng mực từ phía gia đình, tôi cam đoan rằng chúng ta sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ năm học này.
Với tôi, sự thành công, trưởng thành của các cháu là niềm vui và hạnh phúc thực sự của một nhà giáo chân chính. Tôi luôn xem các cháu như con của mình.
Tôi đánh giá cao sự ủng hộ của quý vị phụ huynh khi dành thời gian để đọc bức thư này.
Nếu cần liên lạc với tôi xin quý phụ huynh gọi số:
0949520199 hoặc email: dienmayvietnhat@gmail.com
Hoặc qua zalo số 0949520199
Chúc quý phụ huynh luôn vui khỏe và hạnh phúc. Chúc cháu thực hiện được kế hoạch năm học này.
Giáo viên chủ nhiệm
Nguyễn Hữu Tài

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

TRIẾT LÝ GIẢNG DẠY CỦA BẠN LÀ GÌ?

Khi nói đến triết lý giáo dục thường người ta nghĩ đây là công việc của các nhà quản lý giáo dục ở tầm vĩ mô chứ không nghĩ đó là công việc của mỗi giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trên lớp, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Thế tại sao triết lý giáo dục lại quan trọng với mỗi giáo viên?
Triết lý giảng dạy được coi như tấm bản đồ, chỉ ra hướng để tiến về phía trước. Người ta có thể cảm thấy bị lạc lối, mất phương hướng nếu không có bản đồ. Có thể một ngày nào đó, một thời điểm nào đó khi những áp lực của công việc giảng dạy kéo bạn đi. Bạn phải giảng dạy theo những cách mà nhà trường, phụ huynh yêu cầu hay những cách mà học sinh thích. Và như vậy, bạn đi xa dần so với con đường giảng dạy mà bạn lựa chọn ban đầu. Do đó, một bản đồ là điều cần thiết để bạn biết rằng bạn đang giảng dạy như thế nào và vì điều gì.
Bạn sẽ không thể mang đến cho học sinh học một điều gì đó cho đến khi bạn biết tại sao bạn phải giảng dạy nó và làm thế nào bạn có thể dạy tốt được nó. Một khi bạn biết con đường của mình, bạn cũng sẽ giúp học sinh lên kế hoạch để đến đích.
Giáo viên là người cố vấn trong quá trình học tập, đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy học sinh suy nghĩ độc lập. Tuy nhiên, để làm điều đó, bạn phải có một triết lý giảng dạy của riêng mình. Triết lí giảng dạy là cách tuyệt vời để giáo viên trình bày các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và niềm tin của bạn về công việc giảng dạy. Học sinh luôn coi giáo viên là “hình mẫu” và do đó, bạn cần phải có những “tư tưởng” riêng để truyền cảm hứng cho chúng.
Là giáo viên, mỗi chúng ta đều bị đặt vào một ma trận với chằng chịt những mối quan hệ phức tạp, những yêu cầu mong muốn. Học sinh muốn bạn dạy thật vui, thật nhẹ nhàng thoải mái và căn bản là được chơi nhiều. Phụ huynh lại muốn con họ đạt điểm thật cao. Nhà trường thì đòi hỏi thành tích của cả lớp, thành tích của học sinh giỏi. Con tim và khối óc của bạn thì lại muốn dạy theo một cách rất riêng. Trong một số trường hợp những kì vọng và mong muốn này trong nhiều trường hợp không thể song hành tồn tại cùng nhau. Đó là lúc bạn phải đưa ra quyết định và lựa chọn. Với vai trò là người lao động bạn muốn thỏa mãn sếp và khách hàng là phụ huynh. Với vai trò là “gấu mẹ vĩ đại” bạn muốn trẻ thật thoải mái và giữ được tuổi hồn nhiên, bạn sẽ kì vọng bản thân sẽ tạo được ra những giá trị cho con trẻ trong tương lai.Đó chính là triết lí giáo dục của bạn.
Triết lý giáo dục của tôi là:

- Mỗi em học sinh 9A2 mang theo một loại trí thông minh bước vào lớp của tôi, và nhiệm vụ quan trọng nhất của tôi là khám phá và tạo mọi điều kiện để chúng phát triển khả năng đặc biệt ấy của mình.
- Tôi là một giáo viên truyền cảm hứng và động lực cho học sinh của mình trở thành những người tốt và biết quan tâm đến mọi người.
- Học sinh lớp 9A2 sẽ học tập một cách hiệu quả nhất khi chúng ở trong một môi trường học tập tích cực, nơi mà chúng cảm thấy mình được chào đón, thoải mái và an toàn với bạn bè và giáo viên.
- Duy trì một lớp học thân thiện và tích cực để khiến trường học là nơi ngập tràn niềm vui.
- Học sinh lớp 9A2 có khả năng: quan sát, phân tích, đúc kết sau mỗi hoạt động trải nghiệm.
- Thất bại là một sự lựa chọn, lỗi lầm là một phần quý giá của quá trình học tập.
- Tôi thực hiện, bạn thực hiện, chúng ta cùng thực hiện.
- Giáo dục là vũ khí mạnh nhất bạn có thể dùng để thay đổi thế giới.
Giáo Viên Chủ nhiệm
Nguyễn Hữu Tài

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2020

NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA HỌC SINH KHI BƯỚC VÀO LỚP 6 VÀ BIỆN PHÁP GIÚP CÁC EM VƯỢT QUA NHỮNG TRỞ NGẠI NÀY

Đối với học sinh lớp 6, ngoài háo hức bước sang môi trường mới, đón thêm niềm vui. Phần lớn các em phải đối mặt những khó về vấn đề học tập, do sự khác biệt rất nhiều so với Tiểu học. Rất nhiều phụ huynh thắc mắc tại sao ở lớp dưới con là học sinh giỏi, nhưng khi mới bước vào lớp 6 đã nhận được phản ánh nhận thức chậm, học lực trung bình, không tập trung… Ngo May English Club xin chia sẻ những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp thu của học sinh khi bước vào lớp 6. Từ đó, phụ huynh có thể định hướng cho con mình phương pháp học tốt nhất.
Thứ 1: Sang một môi trường mới hoàn toàn khác
Nếu như ở cấp Tiểu học cô giáo chủ nhiệm sẽ dạy gần hết các môn, các con được sư quan tâm nhiều từ Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) như hướng dẫn làm bài, cách trình bầy bài,… rất tỉ mỉ. Nhưng khi lên lớp 6, GVCN chỉ dạy một môn, còn khoảng chục môn khác là các thầy cô bộ môn.
Học sinh phải tự thích nghi với các nội quy, phương pháp học của từng môn cụ thể. Thầy cô giảng bài và đưa ra các yêu cầu cụ thể, học sinh phải thực hiện sao cho phù hợp. Chính vì thế, chuyện các em mới lên lớp 6 có sự bỡ ngỡ về môi trường và phương pháp học cũng là điều dễ hiểu.
Thứ 2: Nội dung các môn học có độ khó hơn hẳn
Các môn Toán, Vật Lý, Tiếng Anh, Ngữ Văn có độ khó hơn nhiều so với Toán, KHTN, Anh, Tiếng Việt của cấp Tiểu học.
Thứ 3: Tâm sinh lý các em đã có sự thay đổi
Có thể các em học sinh lớp 6 ( đặc biệt Nữ ) bước vào giai đoạn tuổi dạy thì. Ở lứa tuổi này, các em muốn thể hiện cái tôi của mình nhiều hơn, có chính kiến riêng, hành vi, lối sống cũng sẽ thay đổi. Có em vẫn hoàn toàn nghe theo sự chỉ dạy của cha mẹ, thầy cô sẽ rất tốt. Tuy nhiên, không ít trường hợp muốn tự làm theo ý mình mà chưa chắc hiểu đúng vấn đề. Do vậy, cha mẹ cũng cần sát sao hơn, uốn nắm, điều chỉnh cần thiết
Để con không bỡ ngỡ khi chuyển cấp vào 6, phụ huynh cần lưu ý những điều này:
Để con không bị bỡ ngỡ khi mới chuyển cấp vào 6, đồng thời có thể thích nghi nhanh chóng với môi trường mới và học tập đạt hiệu quả thì cha mẹ cần chủ động chuẩn bị sớm cho con ngay từ hè này. Dưới đây là những điều cha mẹ cần lưu ý và áp dụng với con em mình sao cho phù hợp để đạt kết quả như mong muốn.
Luyện cho con tập viết nhanh
Thời gian đầu của lớp 6, phần lớn học sinh đều có những bỡ ngỡ bởi thay đổi từ việc học có phần chăm sóc sang cách học của sự tự giác. Để nhanh chóng vượt qua sự thay đổi này, học sinh cần lưu ý chủ động viết nhanh hơn so với lớp 5. Bởi ở những lớp học dưới, các em học chủ yếu với giáo viên chủ nhiệm còn lên lớp 6, mỗi giáo viên dạy một môn. Do vậy, đừng chờ thầy cô nhắc nhở chép bài mà khi thầy cô giảng thì chú ý nghe, khi thầy cô viết bảng thì tập trung viết vào vở. Kết thúc mỗi tiết học này sẽ chuyển sang tiết học khác, nếu không viết bài kịp sẽ ảnh hưởng đến quá trình học những tiết sau.
Vì vậy cha mẹ có con chuẩn bị lên lớp 6 hãy tận dụng thời gian nghỉ hè ngắn ngủi này để rèn cho con kỹ năng viết nhanh, rèn luyện nhiều sẽ giúp con tăng tốc độ viết cũng như dần làm quen để thích ứng với môi trường học tập mới ở năm học đầu cấp.
Hãy để con độc lập và có trách nhiệm với việc học
Từ Tiểu học lên THCS, môi trường học thay đổi, lúc này, học sinh cần có tính độc lập và có trách nhiệm nhiều hơn đối với việc học và sinh hoạt của mình. Nếu trước đây khi học cấp 1 chỉ có 2 bài kiểm tra trong một học kỳ thì lên cấp THCS sẽ có các bài kiểm tra kiểm tra miệng, 15 phút, kiểm tra một tiết. Bởi vậy phụ huynh hãy nhắc nhở và đồng hành cùng con trong giai đoạn đầu. Sự quan tâm của phụ huynh sẽ giúp học sinh tạo sự chủ động trong việc học bài, làm bài ở nhà, nhẹ nhàng bước qua các bài kiểm tra. Bước qua giai đoạn đồng hành trong thời gian đầu, cha mẹ hãy để con độc lập, tự chủ với việc học của mình vì điều này theo thời gian sẽ tạo cho con thói quen và có trách nhiệm với việc học của mình hơn. “Lên cấp 2 cách dạy của thầy cô sẽ khác so với cấp Tiểu học. Do vậy để học tập tốt và thích nghi nhanh thì các em cần phải thay đổi phương pháp học. Theo đó các em nên tự học và chủ động với việc học của mình là chính, còn thầy cô sẽ là người định hướng cho các em.”
Tăng thời gian tự học
Tăng thời gian tự học là điều cần thiết giúp học sinh tiến bộ hơn nhiều so với việc chỉ chú trọng tất cả thời gian cho việc đi học thêm bên ngoài. Thường xuyên hệ thống lại kiến thức vì nội dung quá nhiều khiến học sinh dễ quên kiến thức cũ. Thay vì trông chờ vào việc giáo viên đọc cho chép, học sinh cần chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức. Việc học trên lớp không phải là tất cả mà phải tự tìm cho mình một phương pháp tự học ở nhà hiệu quả hoặc hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước.

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐĂNG NHẬP VÀ THAO TÁC TRÊN GOOGLE CLASSROOM


Bước 1:Các bạn vào classroom.google.com
Bước 2: Click chuột vào dấu + phía trên bên phải
Bước 3: Click chuột vào tham gia lớp học (Join class)
Bước 4: Sau đó các bạn nhập mã code của lớp sau đó bấm tham gia ( các bạn sẽ vào giao diện lớp học các bạn muốn tham gia)
- Các bạn có thể thấy toàn bộ tài liệu giáo viên đưa ra và bấm vào tài liệu cần làm
- Các bạn có thể tải về hoặc xem trực tiếp tài liệu
- Và có thể gửi nhận xét trực tiếp bên dưới tài liệu rồi bấm ĐĂNG (Đây là phần LUỒNG)
- Nếu các bạn quan tâm BÀI TẬP TRÊN LỚP (WORK CLASS) thì các bạn bấm trên thanh BAR phía trên, các bạn sẽ nhìn thấy bài tập mình cần phải làm và sẽ thấy hạn nộp bài phía bên phải tài liệu.
- Click vào XEM BÀO TẬP (VIEW ASSIGNMENT)

HƯỚNG DẪN HỌC SINH NỘP BÀI TRÊN GOOGLE CLASSROOM


Giáo viên (GV) giao bài theo cách nào thì Học sinh (HS) sẽ trả bài theo cách đó
Gửi bài theo File Word
Bước 1: HS đăng nhập vào lớp học (Đăng nhập email đã đăng kí rồi nhập pass để vào lớp học)
Bước 2: Trên menu LUỒNG tìm đến bài tập của mình (GV đã giao)
Bước 3: Tải Tài liệu, bài tập Gv đã giao về máy
Bước 4: Giải bài tập trên file tải về, sau đó lưu lại dưới tên mới “ Save as” thành tên của mình (Học sinh)
Bước 5: Học sinh nộp bài, thao tác giống như khi GV gửi bài.
Tại mục BÀI TẬP CỦA BẠN các em vào THÊM HOẶC TẠO sau đó kích vào chữ TỆP ( Có biểu tượng đính kèm ) rồi tải file (Các con làm rồi) lên. Sau khi tải lên hoàn tất các bạn bấm chữ NỘP. Các bạn có thể kèm theo tin nhắn cho GV trong mục Nhận Xét Riêng Tư. Sau đó bấm nộp bài
Bước 6: GV chấm bài, nhận xét, chỉnh sửa sau đó trả bài.
Bước 7: HS mở mail nhận kết quả

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

CÁC BƯỚC DẠY ONLINE HIỆU QUẢ


1. Xây dựng kế hoạch dạy học


2. Chuẩn bị bài dạy
Các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ:
- Ms word, Ms power point, printerest, izir, edpuzzle, survey monkey
- Easelly, designbold, powton, biteble, canva
Quản lý lớp học
Các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ:
- Moodle, google classroom, classDojo, edmodo
3. Triển khai bài dạy
Hỗ trợ tương tác trực tuyến
Các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ:
- Meet, zoom, Microsoft Teams, Padlet, Loom, Google Sites
4. Kiểm tra đánh giá
Các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ:
- Kahoot, Google Forms, Socrative, Quizizz
5. Kế hoạch cải thiện bài dạy
1. Ưu điểm
2. Điểm cần cải thiện
3. Việc cần làm để cải thiện bài dạy
Chú ý:
- Bài giảng trực tuyến phải đáp ứng các tiêu chí như: Kịp thời, Linh hoạt, Chủ động, Tương tác, Phân hóa và Hiệu quả.

3 GIAI ĐOẠN HỌC TRỰC TUYẾN HIỆU QUẢ

Giai đoạn 1: chuẩn bị trước khi học trực tuyến
Lên kế hoạch học tập chi tiết
- Học sinh hãy xác định lộ trình học rõ ràng những môn cần học, thời gian học các môn và lịch học theo từng tuần.
Soạn bài trước khi học
- Chủ động xác định nội dung cần học là ôn tập hay học bài mới, từ đó soạn bài trước để nhanh hiểu bài hơn khi học.
Chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ
- Hãy chuẩn bị đầy đủ bút, vở, sách để ghi chép và làm bài tập.
Giai đoạn 2: Trong khi học trực tuyến
Xác định thái độ học tập nghiêm túc
- Chủ động học với thái độ nghiêm túc nhất, không sa đà vào các trò chơi vô bổ trên mạng hay lướt facebook, zalo….
Chọn lọc ghi chép nội dung trọng tâm
- Trong khi xem bài giảng, hãy chủ động chọn lọc và ghi chép các nội dung cần nhớ, trọng tâm mà giáo viên giảng và lưu ý.
Trao đổi với giáo viên và bạn bè trong quá trình học
- Với phần kiến thức chưa hiểu hãy chủ động đẻ lại câu hỏi dưới mỗi bài giảng hoặc trao đổi với giáo viên, bạn bè thông qua các group học tập, trao đổi bài ở mỗi bài giảng trực tuyến.
Giai đoạn 3: sau khi học trực tuyến
Làm bài tập đầy đủ
- Hoàn thành đầy đủ các bài tập theo từng đơn vị kiến thức, từng chương trong sách giáo khoa để nắm chắc kiến thức, kỹ năng.
Tương tác sau khi học
- Trao đổi, tương tác với giáo viên dưới mỗi bài giảng hoặc diễn đàn group học tập để được giải đáp các thắc mắc.
Kiểm tra đánh giá năng lực bản thân
- Làm bài tập tự luyện,, bài kiểm tra, bài thi định kỳ để biết được năng lực hiện tại của bản thân, từ đó để bổ sung kiến thức còn thiếu hoặc học thêm kiến thức mới.
Xem lại video bài giảng nếu chưa hiểu bài
- Xem lại video nhiều lần để hiểu bài. Nếu vẫn không hiểu thì ghi lại để được trao đổi và giải đáp.