Thứ Tư, 28 tháng 8, 2024

TẠI SAO HỌC SINH CẢM THẤY VUI KHI CHƠI CHỨ KHÔNG PHẢI ĐI HỌC

Khi học sinh hỏi J. Krishnamurti: ‘Tại sao ta thấy vui khi chơi chứ không phải khi học?’
Hỏi: Tại sao ta thấy vui khi chơi chứ không phải khi học?
Krishnamurti: Bởi một lý do hết sức đơn giản rằng thầy cô của các bạn không biết cách dạy. Tất cả là thế, không có lý do gì phức tạp cả. Nếu thầy cô yêu thích toán học hay sử học hay bất cứ môn học nào họ dạy, thì bạn cũng sẽ yêu thích môn học đó, bởi vì tình yêu đối với thứ gì đó sẽ tự truyền đạt.
Bạn không biết điều đó sao? Nếu một người ca sĩ thích hát và đặt trọn vẹn con người mình vào đó, chẳng phải cảm giác đó sẽ tự truyền đạt đến bạn là người đang lắng nghe sao? Bạn cảm thấy rằng bạn cũng muốn học hát.
Nhưng phần lớn các nhà giáo không yêu thích môn học họ dạy; nó trở thành một nỗi buồn chán đối với họ, một thói quen thường nhật mà họ phải thực hiện để kiếm sống. Nếu người thầy thực sự thích dạy, bạn có biết việc gì sẽ xảy đến với bạn không? Bạn sẽ là một người phi thường. Bạn không chỉ yêu thích các trò chơi và việc học tập, mà còn yêu hoa cỏ, dòng sông, chim chóc, cả hành tinh này nữa, bởi vì trong tim bạn có cái gì đó rung động mãi; và bạn sẽ học nhanh hơn nhiều, trí não bạn sẽ trở nên xuất sắc chứ không tầm thường… Thế nên, điều hết sức quan trọng là giáo dục nhà giáo dục - một việc rất khó khăn, bởi vì phần lớn các nhà giáo đã bị kẹt cứng trong các thói quen của họ. Nhưng thói quen không lưu lại quá nặng nề ở người trẻ; và nếu bạn yêu thích một điều gì vì chính điều đó - nếu bạn thực sự yêu thích các trò chơi, hay toán học, hay lịch sử, hay mỹ thuật, hay âm nhạc - thì bấy giờ bạn sẽ thấy rằng về mặt trí tuệ, bạn đầy tỉnh táo, đầy sức sống và học rất tốt mọi môn học.
Nói chung, trí não muốn khám phá, muốn biết, bởi vì nó vốn hiếu kỳ; nhưng tính hiếu kỳ đó đã bị lối giáo dục sai lầm hủy hoại. Cho nên, không chỉ người học trò phải được giáo dục, mà cả người thầy cũng vậy. Bản thân cuộc sống là một tiến trình giáo dục, một tiến trình học hỏi.
Các kỳ thi rồi cũng sẽ chấm dứt, nhưng việc học hỏi thì không, và bạn có thể học từ tất cả mọi thứ, nếu trí não bạn hiếu kỳ và tỉnh thức…

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2022

PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI THI VÀO 10 MÔN TIẾNG ANH
Cấu trúc bài thi vào 10 môn tiếng Anh ở tỉnh Bình Định những năm trước có 7 phần. Để xử lý bài thi hiệu quả thì chúng ta cần phải có phương pháp làm cụ thể cho từng dạng bài này như sau.
Part 1: Complete each blank with ONE given word. There are more words than needed (1.5ms)
Phần này mục đích kiểm tra chủ đề từ vựng của thí sinh. Dạng bài Gap-fill. Tổng số câu là 6 , tổng điểm là 1,5 điểm (mỗi câu đúng được 0,25 điểm). Do đó, nếu chúng ta có vốn từ thì sẽ dễ dàng hoàn thành dạng bài này. Nếu không có thì chúng ta sẽ theo phương pháp sau:
Bước 1: Đếm số từ trong khung, từ loại của chúng, nghĩa (nếu có thể) và số vị trí trống trong câu bên dưới.
Bước 2: Đọc một lượt các câu và phân tích từ loại cần cho vị trí trống trong từng câu đó.
Bước 3: Sử dụng phương pháp loại trừ về mặt từ loại để hoàn thành bài làm, cần chú ý đến trường nghĩa trong chủ đề của từ trong câu đó.
Các lỗi thường mắc phải:
- Không đọc các từ trong khung và không đọc hết các câu bên dưới mà bắt tay vào làm ngay. Dành rất nhiều thời gian cho câu không làm được trong khi chỉ có 0,25 điểm/câu.
Part 2: Match the beginning to the correct endings. Number 0 is an example. (1.5ms)
Phần này mục đích kiểm tra tổng quan kiến thức ngôn ngữ của thí sinh. Dạng bài matching. Tổng số câu là 6 , tổng điểm là 1,5 điểm (mỗi câu đúng được 0,25 điểm). Để làm dạng bài này thí sinh cần:
Bước 1: Đọc hết các beginnings và endings trong bài
Bước 2: Chú ý từ kết thúc của beginnings và bắt đầu của endings (xem thử có mối liên hệ về cấu trúc nào không). Đặc biệt chú ý về thì, các chủ ngữ và mối liên hệ của nó trong 2 phần beginnings và endings
Bước 3: Dùng phương pháp loại trừ để hoàn thành bài.
Các lỗi thường mắc phải:
- Không đọc hết các beginnings và endings mà bắt tay vào làm ngay. Thường dừng lại ngay câu chưa làm được. Một beginning có thể có nhiều sự lựa chọn endings nhưng vội vàng kết luận ngay lựa chọn đầu tiên. Do đó sẽ gặp trở ngại cho câu còn lại.
Part 3: Give the correct form of the verb or the word in brackets. (2.0ms)
Phần này mục đích kiểm tra phần thì, hình thức của động từ và hình thức từ của thí sinh. Dạng bài Gap-fill. Tổng số câu là 8 (4 câu cho thì và hình thức của động từ và 4 câu cho hình thức của từ), tổng điểm là 2,0 điểm (mỗi câu đúng được 0,25 điểm). Để làm dạng bài này thí sinh cần:
Bước 1: Xác định câu này thuộc về “thì” hay hình thức của động từ hay hình thức của từ (từ loại) bằng cách:
+ Nhìn phía trước chỗ trống và sau chỗ trống đó xem thử có động từ nào không và chia “ thì” chưa?. Nếu câu có chủ ngữ rồi nhưng động từ chưa chia thì ta nhận định câu này đang kiểm tra “thì”. Vì thế ta cần nhìn các trạng từ chỉ thời gian trong câu hoặc sự hòa hợp “thì” trong câu để xác định đúng “thì” cần chia.
+ Nếu câu có động từ đã chia “thì” rồi thì ta nhận định câu này đang kiểm tra hình thức của động từ. Ta cần nhìn xem phía trước có động từ hay giới từ nào mà buộc động từ phía sau V-ing hay Bare infinitive không? Nếu không thì sẽ là to infinitive.
+ Nếu không rơi vào 2 trường hợp trên thì chắc chắn câu đó đang kiểm tra hình thức của từ (Từ loại). Lúc này ta cần nhớ quy luật: Tính từ bổ nghĩa cho Danh từ. Trạng từ bổ nghĩa cho động từ thường, bổ nghĩa cho tính từ và chính nó.
Bước 2: Chia hình thức cho phù hợp.
Các lỗi thường mắc phải:
- Dịch hết các câu sang tiếng Việt. Nếu gặp từ mới thì sẽ dừng lại đoán nghĩa, hoặc loay hoay hỏi nghĩa. Nhiều em chỉ đọc đến chỗ trống rồi dừng lại, không đọc hết cả câu.
Part 4: Each sentence has a mistake. Find the mistakes and correct them. (1.0m)
Phần này mục đích kiểm tra ngữ pháp của thí sinh. Dạng bài Correction. Tổng số câu là 2 tổng điểm là 1,0 điểm (mỗi câu đúng được 0,5 điểm). Để làm dạng bài này thí sinh cần ghi nhớ rằng “ Ý nghĩa của 1 câu không phải là sự kết nối các từ với nhau mà là sự kết nối về mặt ngữ pháp”. Do đó chúng ta cần chú ý:
Bước 1: Kiểm tra sự hòa hợp chủ ngữ và động từ, kiểm tra về sự cân bằng thì trong câu, kiểm tra số ít, nhiều của danh từ, kiểm tra mạo từ, mệnh đề quan hệ,..... để phát hiện chỗ chưa đúng của câu.
Bước 2: Cần ghi đúng như ví dụ đã hướng dẫn
Các lỗi thường mắc phải:
- Thí sinh dịch các câu sang tiếng việt. - Tìm ra lỗi sai nhưng ghi không đúng như đề bài đã hướng dẫn (xem ví dụ của đề bài)
Part 5: Complete the second sentence so that it has the same meaning as the first one. Use NO MORE THAN FOUR WORDS. (2.0 ms)
Phần này mục đích kiểm tra sự liên hệ giữa các cấu trúc ngữ pháp của thí sinh. Dạng bài Transformation. Tổng số câu là 4 (mỗi câu đúng được 0,5 điểm). Để làm dạng bài này thí sinh cần:
Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu đề. Xác định chỉ viết KHÔNG QUÁ 4 TỪ cho chỗ trống.
Bước 2: Nhìn câu đề bài và nhìn từ bắt đầu để đoán được cấu trúc tương tương với đề bài.
Bước 3: Hoàn thành câu.
Các lỗi thường mắc phải:
- Không nhìn từ bắt đầu và kết thúc của câu. Vì thế không nhận định được cấu trúc tương đương.
- Nhận định được cấu trúc tương đương nhưng viết quá số từ so với yêu cầu đề quy định.
Part 6: Complete each space with one of the words given below. Makes changes if necessary. (1.0m)
Phần này mục đích kiểm tra kĩ năng đọc hiểu của thí sinh. Dạng bài Gap-fill. Tổng số câu là 4 (mỗi câu đúng được 0,25 điểm). Để làm dạng bài này thí sinh cần:
Bước 1: Đọc các từ trong khung. Xác định nghĩa và từ loại của chúng.
Bước 2: Đọc toàn đoạn văn để nắm ý chính. Sau đó phân tích từ loại cho từng vị trí.
Bước 3: Hoàn thành đoạn văn.
Các lỗi thường mắc phải:
- Không đọc toàn bài văn và phân tích các vị trí mà có thói quen đọc và dịch tới. Đến khi gặp từ mới thì dừng lại. Bỏ bài vì không biết từ vựng.
- Chọn đúng từ rồi nhưng KHÔNG THAY ĐỔI cho đúng từ loại mà vị trí chỗ đó cần.
Part 7: Read the following passage and decide if the statements are TRUE or FALSE. (1.0m)
Phần này mục đích kiểm tra kĩ năng đọc hiểu của thí sinh. Dạng bài True-False. Tổng số câu là 4 (mỗi câu đúng được 0,25 điểm). Để làm dạng bài này thí sinh cần:
Bước 1: Đọc toàn đoạn văn để nắm ý chính.
Bước 2: Đọc tất cả các câu đề yêu cầu chọn đúng-sai. Sau đó rà đoạn văn. Nên đọc trước và sau ý chúng ta phát hiện 2 đến 3 câu để xác định chắc chắn đúng-sai. Chú ý từ đồng nghĩa, trái nghĩa và các liên từ trong đoạn văn.
Bước 3: Hoàn thành True-Fasle.
Các lỗi thường mắc phải:
- Không đọc toàn bài văn và thấy giống giống vài từ trong đoạn là chọn ngay. Không chú ý từ đồng nghĩa, trái nghĩa, liên từ trong câu, đoạn văn.
NGUYỄN HỮU TÀI

Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2021

PHÂN TÍCH ĐỀ THI VÀO 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2020-2021

1. Cấu trúc đề thi vào 10 môn Anh tại Bình Định năm 2021
Đề thi chính thức vào lớp 10 môn tiếng Anh của Sở GD & ĐT Bình Định năm 2021 có thời gian làm bài 60', nội dung bám sát kiến thức và kỹ năng chương trình tiếng Anh cấp THCS, chủ yếu chương trình lớp 9 (chương trình hệ 7 năm), trong đó có 7 phần:
Part 1: Complete each blank with ONE given word. There are more words than needed (1.5ms)
Part 2: Match the beginning to the correct endings. Number 0 is an example. (1.5ms)
Part 3: Give the correct form of the verb or the word in brackets. (2.0ms)
Part 4: Each sentence has a mistake. Find the mistakes and correct them. (1.0m)
Part 5: Complete the second sentence so that it has the same meaning as the first one. Use NO MORE THAN FOUR WORDS. (2.0 ms)
Part 6: Complete each space with one of the words given below. Makes changes if necessary. (1.0m)
Part 7: Read the following passage and decide if the statements are TRUE or FALSE. (1.0m)
Cũng như vài năm trở lại đây, cấu trúc đề thi vào 10 môn tiếng Anh vẫn không thay đổi. Cấu trúc chi tiết năm nay như sau:
Part 1 Phần này gồm 8 câu (2 điểm) với dạng hoàn thành câu sử dụng từ cho sẵn (số từ cho sẵn nhiều hơn số từ chọn). Phần này, năm nay chủ yếu kiểm tra kiến thức ngữ pháp của thí sinh.
Câu 1. Giới từ
Câu 2. Câu hỏi đuôi
Câu 3. Từ nối
Câu 4. Câu điều kiện
Câu 5. So sánh với less
Câu 6. Mệnh đề quan hệ
Part 2 Phần này gồm 6 câu (1.5 điểm) với dạng ghép nửa phần đầu câu với nửa phần cuối câu để tạo thành câu hoàn chỉnh. Phần này chủ yếu kiểm tra các kiến thức ngữ pháp:
Câu 1. Động từ nguyên mẫu
Câu 2. Câu điều kiện
Câu 3. Đại từ quan hệ
Câu 4. giới từ
Câu 5. Câu phức
Câu 6. Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự tương phản
Part 3 Phần này gồm 8 câu (2 điểm) với dạng hình thức đúng của từ hoặc động từ. Phần này kiểm tra kiến thức ngữ pháp và từ loại của thí sinh:
Câu 1.Thì hiện tại đơn
Câu 2. Thì hiện tại hoàn thành và câu hỏi đuôi
Câu 3. Câu bị động
Câu 4. Động từ nguyên mẫu
Câu 5. Danh động từ
Câu 6. Từ loại
Câu 7. Từ loại
Câu 8. Từ loại
Part 4 Phần này gồm 2 câu (1 điểm) với dạng tìm lỗi sai, chủ yếu kiểm tra kĩ năng phát hiện lỗi sai của thí sinh ở kiến thức ngữ pháp:
Câu 1. Mệnh đề wish
Câu 2. So sánh hơn
Part 5 Phần này gồm 4 câu (2 điểm) với dạng viết lại câu sao cho không thay đổi với câu bàn đầu nhưng giới hạn không quá 4 từ . Phần này chủ yếu kiểm tra kiến thức ngữ pháp và kĩ năng viết lại câu của thí sinh:
Câu 1. Câu trực tiếp, gián tiếp
Câu 2. Câu điều kiện
Câu 3. Câu bị động
Câu 4. Mệnh đề quan hệ
Part 6 Phần này gồm 4 câu (1 điểm), chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc hiểu dạng điền từ cho sẵn (số từ cho sẵn nhiều hơn số từ chọn) với chủ đề “Năng lượng” và thí sinh có thể thay đổi hình thức của từ nếu thấy cần thiết. Dạng này vừa kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và vừa kiểm tra phần từ loại của thí sinh.
Part 7 Phần này gồm 4 câu (1 điểm), chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc hiểu dạng đúng, sai với chủ đề “ngày trái đất”
Với cấu trúc và nội dung đề trên thì thí sinh có thể đoán và ôn tập bình thường như mọi năm, không có điểm mới lạ trong đề thi năm nay. Đề chưa có tính phân hóa cao. Học sinh trung bình có thể làm được đề này.
2. Những lưu ý để chuẩn bị tốt cho đề thi vào 10 môn tiếng Anh
- Với nội dung và cấu trúc như trên, thí sinh cần ôn tập đề thi theo các dạng bài của từng phần cấu trúc đề thi.
- Cần có chiến lược làm bài theo từng dạng bài cụ thể.
- Cần bình tĩnh, đọc và phân tích kĩ đề để có đáp án tốt nhất.