Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020
HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐĂNG NHẬP VÀ THAO TÁC TRÊN GOOGLE CLASSROOM
Bước 1:Các bạn vào classroom.google.com
Bước 2: Click chuột vào dấu + phía trên bên phải
Bước 3: Click chuột vào tham gia lớp học (Join class)
Bước 4: Sau đó các bạn nhập mã code của lớp sau đó bấm tham gia ( các bạn sẽ vào giao diện lớp học các bạn muốn tham gia)
- Các bạn có thể thấy toàn bộ tài liệu giáo viên đưa ra và bấm vào tài liệu cần làm
- Các bạn có thể tải về hoặc xem trực tiếp tài liệu
- Và có thể gửi nhận xét trực tiếp bên dưới tài liệu rồi bấm ĐĂNG (Đây là phần LUỒNG)
- Nếu các bạn quan tâm BÀI TẬP TRÊN LỚP (WORK CLASS) thì các bạn bấm trên thanh BAR phía trên, các bạn sẽ nhìn thấy bài tập mình cần phải làm và sẽ thấy hạn nộp bài phía bên phải tài liệu.
- Click vào XEM BÀO TẬP (VIEW ASSIGNMENT)
HƯỚNG DẪN HỌC SINH NỘP BÀI TRÊN GOOGLE CLASSROOM
Giáo viên (GV) giao bài theo cách nào thì Học sinh (HS) sẽ trả bài theo cách đó
Gửi bài theo File Word
Bước 1: HS đăng nhập vào lớp học (Đăng nhập email đã đăng kí rồi nhập pass để vào lớp học)
Bước 2: Trên menu LUỒNG tìm đến bài tập của mình (GV đã giao)
Bước 3: Tải Tài liệu, bài tập Gv đã giao về máy
Bước 4: Giải bài tập trên file tải về, sau đó lưu lại dưới tên mới “ Save as” thành tên của mình (Học sinh)
Bước 5: Học sinh nộp bài, thao tác giống như khi GV gửi bài.
Tại mục BÀI TẬP CỦA BẠN các em vào THÊM HOẶC TẠO sau đó kích vào chữ TỆP ( Có biểu tượng đính kèm ) rồi tải file (Các con làm rồi) lên. Sau khi tải lên hoàn tất các bạn bấm chữ NỘP. Các bạn có thể kèm theo tin nhắn cho GV trong mục Nhận Xét Riêng Tư. Sau đó bấm nộp bài
Bước 6: GV chấm bài, nhận xét, chỉnh sửa sau đó trả bài.
Bước 7: HS mở mail nhận kết quả
Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020
CÁC BƯỚC DẠY ONLINE HIỆU QUẢ
1. Xây dựng kế hoạch dạy học
2. Chuẩn bị bài dạy
Các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ:
- Ms word, Ms power point, printerest, izir, edpuzzle, survey monkey
- Easelly, designbold, powton, biteble, canva
Quản lý lớp học
Các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ:
- Moodle, google classroom, classDojo, edmodo
3. Triển khai bài dạy
Hỗ trợ tương tác trực tuyến
Các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ:
- Meet, zoom, Microsoft Teams, Padlet, Loom, Google Sites
4. Kiểm tra đánh giá
Các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ:
- Kahoot, Google Forms, Socrative, Quizizz
5. Kế hoạch cải thiện bài dạy
1. Ưu điểm
2. Điểm cần cải thiện
3. Việc cần làm để cải thiện bài dạy
Chú ý:
- Bài giảng trực tuyến phải đáp ứng các tiêu chí như: Kịp thời, Linh hoạt, Chủ động, Tương tác, Phân hóa và Hiệu quả.
3 GIAI ĐOẠN HỌC TRỰC TUYẾN HIỆU QUẢ
Giai đoạn 1: chuẩn bị trước khi học trực tuyến
Lên kế hoạch học tập chi tiết
- Học sinh hãy xác định lộ trình học rõ ràng những môn cần học, thời gian học các môn và lịch học theo từng tuần.
Soạn bài trước khi học
- Chủ động xác định nội dung cần học là ôn tập hay học bài mới, từ đó soạn bài trước để nhanh hiểu bài hơn khi học.
Chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ
- Hãy chuẩn bị đầy đủ bút, vở, sách để ghi chép và làm bài tập.
Giai đoạn 2: Trong khi học trực tuyến
Xác định thái độ học tập nghiêm túc
- Chủ động học với thái độ nghiêm túc nhất, không sa đà vào các trò chơi vô bổ trên mạng hay lướt facebook, zalo….
Chọn lọc ghi chép nội dung trọng tâm
- Trong khi xem bài giảng, hãy chủ động chọn lọc và ghi chép các nội dung cần nhớ, trọng tâm mà giáo viên giảng và lưu ý.
Trao đổi với giáo viên và bạn bè trong quá trình học
- Với phần kiến thức chưa hiểu hãy chủ động đẻ lại câu hỏi dưới mỗi bài giảng hoặc trao đổi với giáo viên, bạn bè thông qua các group học tập, trao đổi bài ở mỗi bài giảng trực tuyến.
Giai đoạn 3: sau khi học trực tuyến
Làm bài tập đầy đủ
- Hoàn thành đầy đủ các bài tập theo từng đơn vị kiến thức, từng chương trong sách giáo khoa để nắm chắc kiến thức, kỹ năng.
Tương tác sau khi học
- Trao đổi, tương tác với giáo viên dưới mỗi bài giảng hoặc diễn đàn group học tập để được giải đáp các thắc mắc.
Kiểm tra đánh giá năng lực bản thân
- Làm bài tập tự luyện,, bài kiểm tra, bài thi định kỳ để biết được năng lực hiện tại của bản thân, từ đó để bổ sung kiến thức còn thiếu hoặc học thêm kiến thức mới.
Xem lại video bài giảng nếu chưa hiểu bài
- Xem lại video nhiều lần để hiểu bài. Nếu vẫn không hiểu thì ghi lại để được trao đổi và giải đáp.
Lên kế hoạch học tập chi tiết
- Học sinh hãy xác định lộ trình học rõ ràng những môn cần học, thời gian học các môn và lịch học theo từng tuần.
Soạn bài trước khi học
- Chủ động xác định nội dung cần học là ôn tập hay học bài mới, từ đó soạn bài trước để nhanh hiểu bài hơn khi học.
Chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ
- Hãy chuẩn bị đầy đủ bút, vở, sách để ghi chép và làm bài tập.
Giai đoạn 2: Trong khi học trực tuyến
Xác định thái độ học tập nghiêm túc
- Chủ động học với thái độ nghiêm túc nhất, không sa đà vào các trò chơi vô bổ trên mạng hay lướt facebook, zalo….
Chọn lọc ghi chép nội dung trọng tâm
- Trong khi xem bài giảng, hãy chủ động chọn lọc và ghi chép các nội dung cần nhớ, trọng tâm mà giáo viên giảng và lưu ý.
Trao đổi với giáo viên và bạn bè trong quá trình học
- Với phần kiến thức chưa hiểu hãy chủ động đẻ lại câu hỏi dưới mỗi bài giảng hoặc trao đổi với giáo viên, bạn bè thông qua các group học tập, trao đổi bài ở mỗi bài giảng trực tuyến.
Giai đoạn 3: sau khi học trực tuyến
Làm bài tập đầy đủ
- Hoàn thành đầy đủ các bài tập theo từng đơn vị kiến thức, từng chương trong sách giáo khoa để nắm chắc kiến thức, kỹ năng.
Tương tác sau khi học
- Trao đổi, tương tác với giáo viên dưới mỗi bài giảng hoặc diễn đàn group học tập để được giải đáp các thắc mắc.
Kiểm tra đánh giá năng lực bản thân
- Làm bài tập tự luyện,, bài kiểm tra, bài thi định kỳ để biết được năng lực hiện tại của bản thân, từ đó để bổ sung kiến thức còn thiếu hoặc học thêm kiến thức mới.
Xem lại video bài giảng nếu chưa hiểu bài
- Xem lại video nhiều lần để hiểu bài. Nếu vẫn không hiểu thì ghi lại để được trao đổi và giải đáp.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)